Nếu TAND cấp cao tại TP HCM chấp nhận kháng nghị thì Trần Hữu Đức sẽ ra tòa lần nữa.
Các cơ quan tố tụng của huyện Long Phú và tỉnh Sóc Trăng vừa nhận được kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP HCM.
Theo nội dung kháng nghị, cơ quan công tố đề nghị Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại TP HCM xét xử theo hướng hủy 2 bản án sơ thẩm số 12 (ngày 8/8/2014) và phúc thẩm số 100 (31/12/2014) của TAND huyện Long Phú và TAND tỉnh Sóc Trăng.
Hai bản án này tuyên Trần Hữu Đức (23 tuổi, ngụ xã Đại Ngãi, huyện Long Phú) không phạm tội Cố ý gây thương tích.Theo An ninhxa hoi
Đã nhận tiền bồi thường oan sai hơn 110 triệu đồng
Theo hồ sơ tố tụng, trưa 12/2/2011, Đức va chạm xe máy với Lý Thanh Tuấn (22 tuổi, chở anh Thạch Tinh) dẫn đến xô xát. Sau đó, Lý Hoài Thanh (anh ruột Tuấn) cùng 3 người khác đến cự cãi và đánh nhau với người nhà của Đức là Trần Thanh Nhựt, Đặng Thị Nhung, Trần Hữu Nhân, Trần Hữu Danh là cha, mẹ, anh và chú của Đức.
Khi đánh nhau, ông Nhựt cầm roi điện và cây ba trắc, Đức cầm dao với gậy, bà Nhung cầm mảnh vỡ của chiếc lu. Nhóm của Thanh có thêm Tuấn, Phát, Danh cầm dây thắt lưng, gạch, đá để ném.
Hậu quả, Thanh trật vai trái, bị thương đỉnh đầu và 4 vết bỏng trên lưng, tổn hại sức khỏe 19%; Lý Tấn Phát bị thương ở lưng, thương tật 6%.
Căn cứ vào cáo buộc trên của cơ quan công tố, hơn hai năm trước, TAND huyện Long Phú phạt Đức 2 năm 6 tháng tù và ông Nhựt 2 năm tù.
Đức kháng cáo bản án sơ thẩm này. Cấp phúc thẩm xử tháng 9/2013 tuyên hủy toàn bộ án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại vì vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Sau đó, Công an Long Phú kết luận điều tra bổ sung, cho rằng không đủ chứng cứ chứng minh vai trò đồng phạm và hành vi trực tiếp gây thương tích của ông Nhựt. Ngày 12/5, ông này được đình chỉ điều tra và ngày 31/7 Đức được TAND huyện Long Phú tuyên vô tội.
VKSND tỉnh Sóc Trăng sau đó đã kháng nghị bản án này và 2 bị hại kháng cáo, đề nghị xử Đức có tội. Ngày 31/12/2014, HĐXX phúc thẩm TAND tỉnh Sóc Trăng bác kháng nghị và kháng cáo, xử y án sơ thẩm là tuyên Đức không phạm tội, hủy lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Sau đó, VKSND tỉnh Sóc Trăng có văn bản báo cáo VKSND tối cao. Do án phúc thẩm số 100 của TAND tỉnh Sóc Trăng có hiệu lực, VKSND huyện Long Phú đã cho ông Nhựt nhận tiền bồi thường oan sai hơn 100 triệu đồng và Đức tạm ứng trên 10 triệu.
Trong kháng nghị giám đốc thẩm do Phó viện trưởng VKSND cấp cao tại TP HCM – ông Nguyễn Thanh Sơn ký, cơ quan công tố xét thấy, hai cấp tòa ở Sóc Trăng chỉ dựa trên một số mâu thuẫn chưa được làm rõ mà kết luận Trần Hữu Đức không phạm tội là thiếu căn cứ, bỏ lọt tội phạm.
Quá trình điều tra, nhà chức trách đã 22 lần thực nghiệm điều tra nhưng không tổ chức tại hiện trường mà làm tại trụ sở công an huyện. Điều này được VKSND cấp cao cho rằng đã vi phạm Khoản 1, Điều 153 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định về Thực nghiệm điều tra.
"Đây là vụ án phức tạp, cần kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về lời khai của Đức, nhân chứng và người có liên quan. Vì vậy, thực nghiệm điều tra một cách tổng thể, toàn diện tại hiện trường, có mặt của tất cả những người tham gia tố tụng là cần thiết", kháng nghị nêu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét