Liên Kết Ngoài

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Phỉ Cờ trắng – Nỗi ác mộng kinh hoàng của người dân Bắc Quang (2)

Vốn là một tỉnh miền núi giáp biên giới, Hà Giang được coi là một trong những tỉnh nghèo và khó khăn nhất cả nước. Cuối năm 1945, Hà Giang mới dành được chính quyền về tay nhân dân. Ngay sau đó, các thế lực thù địch đã lợi dụng địa bàn tỉnh rộng, địa hình phức tạp, dân cư phân bố rải rác, trình độ dân trí thấp để tổ chức các hoạt động thổ Phỉ nhằm chống phá cách mạng của ta.
Cuộc gặp với ông Phạm Xuân Thủy – Người đầu tiên viết về tiễu Phỉ ở Hà Giang và ông Vừ Mí Kẻ - một người từng tham gia lãnh đạo chống lại đội quân Phỉ đã cho chúng tôi có được nhiều tư liệu quý về cuộc đấu tranh chống phỉ của quân và dân Hà Giang.\
Vũ khí của Phỉ sử dụng để đàn áp đồng bào ta. Ảnh Kim Thược
Vũ khí của Phỉ sử dụng để đàn áp đồng bào ta. Ảnh Kim Thược
Ngay từ đầu năm 1947, TD Pháp đã tung nhiều toán gián điệp, biệt kích lên các vùng biên giới, nhằm móc nối, tập hợp Thổ Phỉ và tay sai phản động cũ, nổi dậy chống phá cách mạng, lập chính quyền các xứ tự trị.Trấn Thành                                                                                            

Ở Tây Bắc, chúng đã lập ra “Xứ Thái tự trị”. Trong đợt tiến quân vào Lào Cai, Hà Giang, chúng mưu toan sẽ lập ra “Xứ Nùng tự trị” ở Hoàng Su Phì.
Theo tư liệu bác Phạm Xuân Thủy cung cấp, giai đoạn 1947-1948, Phỉ “Cờ trắng” là một cơn ác mộng đối với người dân Bắc Quang.
Ngày 24/9/1947, nạn Phỉ “Cờ trắng” nổ ra tại làng Chính, xã Khuôn Lùng (huyện Bắc Quang) rồi lan nhanh ra 9 xã thuộc 3 huyện: Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên gây ra cảnh “nồi da nấu thịt”, “huynh đệ tương tàn” giữa dân tộc Dao và các dân tộc khác.
Trảo Sành Phú – một thủ lĩnh người Dao, tay sai của Nhật trước đây chính là tên cầm đầu Phỉ “Cờ trắng”. Lực lượng Phỉ “Cờ trắng” có khoảng 500 tên, chúng dự định bắt liên lạc với Pháp ở Lao Cai và dựa vào Pháp để duy trì thế lực của mình.
Hắn cùng đội quân Phỉ của mình tìm cách mê hoặc đồng bào Dao. Đến nỗi, bị Phỉ mê hoặc, dân tộc Dao đã kéo đi đốt phá, chém giết các dân tộc khác với khẩu hiệu “giết người Tày lấy ruộng, giết người Kinh lấy muối, giết người Hoa lấy bạc già”.
Và trong hơn 2 tháng hoạt động, Phỉ Cờ trắng đã đốt 261 nóc nhà, giết hại dã man 69 người, cả trẻ em, người già và phụ nữ có thai, cướp phá nhiều tài sản của nhà nước và nhân dân. Có gia đình 12 người đều bị Phỉ thiêu sống.
Khi loạn Cờ trắng nổ ra, Trung ương Đảng và khu ủy chỉ thị cho tỉnh ủy Hà Giang dùng lý lẽ thuyết phục là chính. Để làm điều này, Đảng bộ Hà Giang đã chỉ đạo các lực lượng vũ trang bao vây, xác định đối tượng, tung cán bộ chính trị vào thuyết phục bọn đầu sỏ Phỉ, tổ chức các hội nghị đoàn kết dân tộc, tuyên truyền chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và Chính phủ.
Sau rất nhiều nỗ lực của TW Đảng và Tỉnh ủy Hà Giang, Phỉ Cờ trắng suy yếu và tan rã vào tháng 2/1948.Xem thêm  Dự báo thời tiết ngày mai                                             
Để đối phó với Phỉ Cờ trắng, 16 chiến sĩ bộ đội đã hy sinh. Nhưng đổi lại, địa bàn Phỉ Cờ trắng được ta biến thành hành lang ngăn chặn các cuộc tấn công của Pháp – Phỉ ra hướng Bắc Quang sau này.
Đập tan Phỉ Cờ trắng, sau gần 2 tháng liên tục mở các cuộc tiến công, địch bị ta phản công mạnh và phải ngưng tiến công nhằm củng cố các vị trí chiếm được.
Tuy nhiên, TD Pháp lại lập ra “Xứ Nùng tự trị” ở Hoàng Su Phì. Chúng tập hợp tay sai phản động từ huyện tới thôn, bản. Được sự “động viên”, treo thưởng bằng muối, vải, Thổ Phỉ phản động ra sức cướp phá tài sản, tàn sát dã man các vùng cơ sở cách mạng của ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét